Thẻ điểm cân bằng (BSC) & KPI – Công cụ quản lý hiệu quả toàn diện của doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh hiện nay tính cạnh tranh ngày càng tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược thông minh để hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp là: Chiến lược được thực thi như thế nào? Các kế hoạch triển khai có đi đúng với tầm nhìn, chiến lược ban đầu không? Đánh giá, đo lường hiệu suất, kết quả các hoạt động triển khai thực thi chiến lược như thế nào?... .Trong cuộc tìm kiếm câu trả lời cho chuỗi các câu hỏi trên, Thẻ điểm cân bằng – BSC và KPI nổi lên như những công cụ quản lý hữu hiệu, giải đáp những vướng mắc trên và được kiểm chứng cho phép việc tổ chức thực thi chiến lược thành công cho các doanh nghiệp.
Thẻ điểm cân bằng – Blanced Score Card (BSC)
Thẻ điểm cân bằng được xây dựng bởi Robert Kaplan và David Norton những năm 90, được áp dụng và đem lại hiệu quả với hầu hết các doanh nghiệp có trong danh sách Fortune 1000. BSC là phương pháp “biến” chiến lược của công ty thành các mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu qua lăng kính của 4 viễn cảnh: Khách hàng – Quy trình nội bộ - Tài chính – Đào tạo & phát triển nhân viên. |
- Viễn cảnh khách hàng – doanh nghiệp cần xác định: Ai là khách hàng mục tiêu? Tuyên bố giá trị doanh nghiệp phục vụ khách hàng là gì? Và khách hàng mong đợi hay yêu cầu gì ở doanh nghiệp?
- Viễn cảnh quy trình nội bộ – doanh nghiệp nhận diện các quy trình chính mà doanh nghiệp phải thực hiện tốt để liên tục gia tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng là các cổ đông.
- Viễn cảnh tài chính – doanh nghiệp đo lường đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược trên phương diện tài chính.
- Viễn cảnh đào tạo & phát triển nhân viên – doanh nghiệp trú trọng duy trì và phát triển nguồn vốn nhân lực.
Tóm lại, Thẻ điểm cân bằng được mô tả như tập hợp các thước đo định lượng được lựa chọn cẩn thận bắt nguồn từ chiến lược của một tổ chức. Các thước đo được lựa chọn cho Thẻ điểm đại diện cho công cụ mà các nhà quản lý dùng trong việc truyền đạt tới nhân viên và cổ đông lớn bên ngoài về kết quả và những yếu tổ dẫn dắt hiệu suất mà thông qua đó, tổ chức sẽ đạt được sứ mệnh cùng các mục tiêu chiến lược của mình.
Chỉ số hiệu suất cốt yếu - Key Performance Indicators (KPI)
KPI – chỉ số hiệu suất cốt yếu được đề cập lần đầu trong cẩm nang hướng dẫn về KPI do AusIndustry thực hiện (xuất bản năm 1996).
KPI - Thuật ngữ “chỉ số hiệu suất cốt yếu” là chỉ số dùng trong quản trị để đo lường, báo cáo và cải thiện hiệu suất thực hiện công việc. Và là công cụ hữu hiệu kết hợp với BSC, giúp các nhà quản trị đánh giá đánh giá “sức khoẻ” của doanh nghiệp, của mỗi bộ phận hay cá nhân. KPI được xây dựng trên nền tảng liên kết với các yếu tố quyết định thành công, các chỉ tiêu của thẻ điểm cân bằng và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Do vậy với mỗi doanh nghiệp, mỗi bộ phận hay cá nhân sẽ có các bản KPI khác nhau.
BSC & KPI – Top các công cụ phổ biến trong quản lý doanh nghiệp
Hiện nay, BSC và KPI được sử dụng phổ biến ở rất nhiều các doanh nghiệp với quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau. BSC được sử dụng nhằm theo dõi kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như các bộ phận với những mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn. KPI như một la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng (chiến lược) vừa như một bánh lái giúp người điều hành lái doanh nghiệp đi theo định hướng đã chọn bằng các trọng số được gán cho các mục tiêu của cả doanh nghiệp, bộ phận hay cá nhân.
Ứng dụng BSC và KPI tại Việt Nam
Trên thế giới, trong nhiều năm việc sử dụng BSC và KPI đã đem lại thay đổi tích cực cho các doanh nghiêp. Và theo đánh giá xếp hạng doanh nghiêp Top 500 Fortune, hầu hết các doanh nghiệp trong danh sách này đều sử dụng BSC và KPI.
Tại Việt Nam, KPI được áp dụng ở các doanh nghiệp tư nhân từ lâu nhưng ở khối doanh nghiệp nhà nước, gần đây mới được đưa vào để sử dụng cho việc trả lương. Với Thẻ điểm cân bằng BSC, các doanh nghiệp còn khá mới mẻ trong việc áp dụng công cụ này do vẫn quen với các công cụ truyền thống – các thước đo tài chính. Trong quá trình triển khai áp dụng BSC & KPI, khó khăn ở hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải là tính phức tạp của công cụ, đòi hỏi thời gian và công sức cũng như hiểu biết và sự cam kết của đội ngũ lãnh đạo. Bên cạnh đó việc sử dụng BSC & KPI cần linh hoạt và theo dõi, cập nhật thường xuyên. Và hệ thống lương, thưởng cần xây dựng chặt chẽ để gắn kết với quy trình BSC, KPI và đảm bảo những nỗ lực hướng tới mục tiêu chiến lược.
- Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc trong định mức lao động
- Phân tích Quá trình sản xuất và các loại tiêu hao thời gian lao động trong định mức lao động
- Định mức lao động
- Tiền lương 3P – Phương pháp trả lương hiệu quả cho các doanh nghiệp
- Xây dựng thang, bảng lương, qui chế trả lương và định mức lao động
- Đào tạo nghiệp vụ thống kê cho Tổng cục Hải quan
- Tư vấn nhân sự cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- Tư vấn định biên lao động cho Công ty Thông tin Di động (VMS)