Công ty cổ phần tư vấn quản lý và đào tạo MBE

Phân tích Quá trình sản xuất và các loại tiêu hao thời gian lao động trong định mức lao động

Phân tích quá trình sản xuất nhằm làm rõ các bộ phận hợp thành, bao gồm cả về mặt công nghệ và lao động là bước công việc quan trọng đầu tiên để tiến hành định mức lao động. Cùng với đó, xác định rõ các loại tiêu hao thời gian lao động là cơ sở cho việc quan sát, khảo sát và xây dựng định mức lao động.

I. Quá trình sản xuất
1. Khái niệm:
Quá trình sản xuất là một tập hợp trọn vẹn các quá trình lao động tự nhiên nhằm tạo ra một loại sản phẩm, một nhiệm vụ sản xuất nhất định.
Quá trình sản xuất có hai mặt: Mặt công nghệ và mặt lao động.
Mặt công nghệ: có liên quan đến sự biến đổi đối tượng lao động thành thành phẩm (thay đổi kích thước, cơ cấu, hình dạng, thành phần hoá học, vị trí trong không gian…). Nó thể hiện ở quá trình công nghệ chung được xây dựng từ trước, trong đó có quy trình cách thức và phương pháp thực hiện, kể cả phục vụ nơi làm việc.
Mặt lao động là tập hợp các hoạt động của con người thường gọi là quá trình lao động nhằm thực hiện quá trình công nghệ.
2. Bước công việc: là một bộ phận của các quá trình bộ phận do một hoặc một nhóm người thực hiện trên một đối tượng lao động tại nơi làm việc nhất định.
Bước công việc bao gồm hai mặt:
- Mặt công nghệ: bước công việc được chia thành các giai đoạn chuyển tiếp.
+ Giai đoạn chuyển tiếp: là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, chế độ gia công và dụng cụ gia công.
+ Bước chuyển tiếp: là phần việc như nhau được lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp.
- Mặt lao động: bước công việc được chia ra thành các thao tác, động tác, cử động.
+ Thao tác: là tập hợp các động tác trọn vẹn nhằm mục đích nhất định của công nhân.
+ Động tác lao động: là tập hợp các cử động được các cơ quan công tác của con người thực hiện liên tục để hoàn thành một phần thao tác.
+ Cử động: là sự di chuyển tay chân, ngón tay và mình của công nhân từ tư thế này sang tư thế khác khi thực hiện động tác.

II. Phân loại tiêu hao thời gian lao động
1. Phân loại tiêu hao thời gian làm việc
Thời gian trong chế độ của một ca làm việc hay một phần của ca được chia ra thành hai nhóm: Thời gian làm việc và thời gian ngừng việc.
a) Thời gian làm việc
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc (hay thời gian chuẩn kết-Tck): là thời gian mà người công nhân dùng vào việc chuẩn bị thực hiện hoặc để kết thúc công việc được giao. Đặc điểm của Tck là độ lớn của nó không phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện.
- Thời gian tác nghiệp (Ttn): là thời gian người công nhân thực hiện gia công sản xuất sản phẩm. Bao gồm thời gian tác nghiệp chính và thời gian tác nghiệp phụ.
+ Thời gian chính: là thời gian tiêu hao để thay đổi chất lượng hay số lượng đối tượng lao động như kích thước, hình dạng, tính chất, thành phần, màu sắc, vị trí trong không gian.
+ Thời gian phụ: là thời gian tiêu hao để bảo đảm thực hiện công việc chính như gá, kẹp hoặc đổ nguyên vật liệu…
- Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv) là thời gian tiêu hao để bảo đảm nơi làm việc ở trạng thái bình thường, bảo đảm công việc có năng suất.
Tpv được chia ra làm T phục vụ kỹ thuật và T phục vụ tổ chức.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật(Tpvkt): là thời gian chăm sóc thiết bị và nơi làm việc để thực hiện một công việc cụ thể nhất định. (VD: thay dụng cụ mòn…)
+ Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc): gồm giao nhận ca, sắp xếp, cất dụng cụ, tài liệu và các đồ vật khác lúc đầu và cuối ca, di chuyển trong phạm vi nơi làm việc các phôi bào hay thành phẩm, chấm dầu, lau rửa, quét dọn….
- Thời gian làm việc đột xuất ngoài nhiệm vụ chính (Tgnvsx): là thời gian làm những việc không có quy định trong nhiệm vụ sản xuất, nhưng do sự cần thiết của sản xuất tạo nên.
b) Thời gian ngừng việc: là thời gian công nhân không làm việc (Bất kỳ lý do nào) gồm có: thời gian ngừng việc được quy định và thời gian ngừng việc không được quy định.
- Thời gian ngừng việc được quy định (Tnq) gồm:
+ Thời gian nghỉ để giải lao (Tnqg).
+ Thời gian nghỉ do nhu cầu tự nhiên (Tnqn).
+ Thời gian ngừng do quy trình công nghệ (Tnqc).
- Thời gian ngừng việc không được quy định (thời gian lãng phí, Tlp):
+ Thời gian lãng phí do tổ chức không hợp lý (Tlpt).
+ Thời gian lãng phí do kỹ thuật (Tlpk).
+ Thời gian lãng phí do công nhân (Tlpc).
2. Phân loại thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị.
Thời gian tác nghiệp của máy máy móc, thiết bị: là thời gian máy hoạt động để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, gồm Ttnc và Ttnp.
Thời gian máy làm việc đột xuất ngoài nhiệm vụ sản xuất.
Thời gian máy ngừng
- Thời gian máy ngừng được quy định:
+ Thời gian máy ngừng để công nhân làm việc chuẩn kết
+ Thời gian máy ngừng để công nhân phục vụ nơi làm việc
+ Thời gian máy ngừng để công nhân nghỉ cần thiết
+ Thời gian máy ngừng vì công nghệ.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do tổ chức.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do kỹ thuật.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do công nhân.

ThS. Nguyễn Tuấn Doanh

Tin nổi bật

Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc trong định mức l…

Xây dựng định mức thời gian lao động là hình thức định mức lao động cơ bản, phổ biến. Với hình thức định mức lao động này thì việc xác định chính xác, khách quan hao phí thời gian lao...

Phân tích Quá trình sản xuất và các loại tiêu hao thời gian …

Phân tích quá trình sản xuất nhằm làm rõ các bộ phận hợp thành, bao gồm cả về mặt công nghệ và lao động là bước công việc quan trọng đầu tiên để tiến hành định mức lao động. Cùng...

Định mức lao động

Định mức lao động

Định mức lao động là một nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học và là một công cụ quản lý lao động hiệu quả, đặc biệt là đối với lao động trực tiếp sản xuất. Định...

Thẻ điểm cân bằng (BSC) và Hệ thống chỉ số hiệu suất cốt yếu…

  Thẻ điểm cân bằng (BSC) & KPI – Công cụ quản lý hiệu quả toàn diện của doanh nghiệp.  

Tiền lương 3P – Phương pháp trả lương hiệu quả cho các doanh…

 Phương pháp trả lương 3P hiện nay được nhiều doanh nghiệp áp dụng một cách hiệu quả, đáp ứng các nguyên tắc cơ bản trong trả lương: đảm bảo sự công bằng nội bộ; cạnh tranh với thị trường và...

Xây dựng thang, bảng lương, qui chế trả lương và định mức la…

 Từ ngày 1/5/2013, Bộ Luật lao động có hiệu lực thi hành và Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động.  

Đào tạo nghiệp vụ thống kê cho Tổng cục Hải quan

Từ ngày 17/12 - 21/12/2012, Công ty MBE phối hợp cùng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê - Tổng cục Hải quan đã tiến hành tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm...

Tư vấn nhân sự cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Tư vấn nhân sự cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Nhằm kiện toàn bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội (HNX), từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2011 MBE đã tiến hành thực hiện dự án tư vấn về...

Tư vấn định biên lao động cho Công ty Thông tin Di động (VMS…

Tư vấn định biên lao động cho Công ty Thông tin Di động (VMS)

Từ tháng 2/2009 đến tháng 8/2009, MBE đã tiến hành tư vấn xây dựng hệ thống định biên lao động cho các chi nhánh và cửa hàng của Công ty Thông tin di động (VMS) thuộc Tập đoàn VNPT.

Biên soạn Giáo trình đào tạo thống kê

Biên soạn Giáo trình đào tạo thống kê

Chủ biên: ThS. Nguyễn Tuấn Doanh Ngày 17 tháng 5 vừa qua Hội đồng Khoa học do Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ NN&PTNT, bao gồm các chuyên gia, giảng viên từ các trường ĐH,...

Đối tác

  • 8logo-mobifone.png
  • hnx.png
  • logo hoang thach.jpg
  • logo_cdts2.gif
  • vien rimf.png